Không chỉ sở hữu giọng hát 'khủng', Taeyeon còn có gu ăn mặc hack tuổi cực đỉnh
Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chiến lược phát triển mạng lưới đại lý toàn cầu của VinFast, giúp nhanh chóng tăng cường độ phủ sóng thương hiệu và đưa xe điện đến gần hơn với đông đảo khách hàng Indonesia.Theo nội dung ký kết, VinFast sẽ tận dụng tối đa năng lực, sự am hiểu thị trường, và bề dày kinh nghiệm 25 năm của Amarta để mở 22 showroom mới trong giai đoạn 2025 - 2027, tập trung tại các thành phố lớn như khu vực trung tâm Jakarta và Bandung. Trong đó, 11 showroom sẽ đi vào hoạt động ngay trong năm nay, dự kiến sớm nhất ngay trong tháng 3 này.Các showroom VinFast đều được thiết kế hiện đại, tích hợp điểm sạc xe điện thuận tiện, và vận hành theo mô hình tích hợp toàn diện các khâu trưng bày sản phẩm, trải nghiệm khách hàng, và dịch vụ hậu mãi. Qua đó, khách hàng sẽ có được trải nghiệm đầy đủ và thuận tiện nhất trong suốt quá trình tìm hiểu, sở hữu và sử dụng xe điện VinFast.Thỏa thuận với Amarta không chỉ giúp VinFast mở rộng đáng kể mạng lưới đại lý hiện tại ở Indonesia, mà còn phù hợp với định hướng chuyển đổi sang mô hình đại lý toàn cầu của hãng. Việc áp dụng mô hình đại lý sẽ giúp VinFast tối ưu hoạt động, giảm chi phí vận hành, đồng thời nhanh chóng tăng cường sự hiện diện và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường quốc tế.Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Giám đốc VinFast Châu Á, cho biết: "VinFast rất vui mừng khi hợp tác cùng Amarta để đưa các sản phẩm xe điện thông minh và thân thiện môi trường đến gần hơn với đông đảo khách hàng Indonesia. Hợp tác này sẽ giúp chúng tôi tận dụng tối đa sức mạnh của Amarta, một đối tác địa phương giàu kinh nghiệm, từ đó tạo nền tảng vững chắc để VinFast nhanh chóng trở thành thương hiệu xe điện yêu thích của mọi người, mọi nhà".Ông Angga Prawira Awang, Tổng Giám đốc Amarta cho biết: "Amarta rất vinh dự được đồng hành cùng VinFast, thương hiệu xe điện năng động, tiên phong từ Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng sự kết hợp giữa hiểu biết thị trường địa phương của Amarta và chất lượng sản phẩm ưu việt đi kèm mức giá hợp lý của VinFast sẽ mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng Indonesia, góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh và hướng tới tương lai bền vững".VinFast hiện đang triển khai mạnh mẽ các bước tiến mới tại thị trường Indonesia, khẳng định cam kết thúc đẩy chuyển đổi xanh tại địa phương. Tới nay, VinFast đã hợp tác với 14 đại lý và hiện có 21 cửa hàng phân bổ tại Jakarta, Bandung, Surabaya, Bali... đem đến lựa chọn ô tô điện đa dạng cho người tiêu dùng, bao gồm mẫu mini e-SUV VF 3, VF 5 và VF e34. Đặc biệt, VinFast cũng áp dụng chính sách sạc miễn phí hấp dẫn cho tất cả khách hàng tới 1.3.2028, cùng chính sách bảo hành từ 7 - 10 năm (tùy mẫu xe), khẳng định quyết tâm phổ cập giao thông xanh tại Indonesia.Chỉ sau hơn một năm có mặt tại thị trường, hệ sinh thái xe điện toàn diện "Vì tương lai Xanh" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hiện diện mạnh mẽ tại Indonesia, với sự ra mắt của ô tô điện VinFast, hãng taxi điện GSM và công ty trạm sạc V-GREEN. Những bước đi vừa qua một lần nữa khẳng định cam kết lâu dài của VinFast trong việc góp phần kiến tạo tương lai xanh - sạch - bền vững tại quốc gia này.Liệu kinh tế Mỹ có 'hạ cánh mềm'?
Cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì đường ống cấp nước tại vị trí đường Ngô Thời Nhiệm (lề số lẻ, từ số 32 đường Ngô Thừa Nhiệm đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa), cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực bị cúp nước thuộc P.Võ Thị Sáu, Q.3.Tương tự, thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì mạng lưới cấp nước tại vị trí trước nhà số 125B, đường Cách Mạng Tháng Tám, cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực cúp nước thuộc P.5, Q.3.Công ty cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì mạng lưới cấp nước trước nhà số 130 đường Trần Quang Khải nên cúp nước tại khu vực P.Tân Định, Q.1. Thời gian gián đoạn cung cấp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1.Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo thực hiện việc đấu nối hòa mạng tuyến ống D500 lắp đặt mới thuộc công trình cải tạo tuyến ống D500 hiện hữu dường Ba Tháng Hai (Lý Thái Tổ - Lý Thường Kiệt) cúp nước tại khu vực các P.6, 8, 14, Q.10.Tại P.6, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 6.1 đến 5 giờ ngày 7.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Chí Thanh, Đào Duy Từ, Tân Phước thuộc lề số lẻ (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Lâm) và hẻm liên quan; đường Ngô Quyền (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Kim (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Tân Phước) và hẻm liên quan; đường Hưng Long (suốt tuyến) và hẻm liên quan.Tại P.8, thời gian cúp nước trong các ngày 4, 5, 6; từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Vĩnh Viễn, Nhật Tảo, Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Ngô Quyền) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Vĩnh Viễn); đường Nguyễn Tiểu La, Ngô Quyền (đoạn từ Vĩnh Viễn đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; hẻm 435, 479, 517, 523, 529, 533, 541 đường Nguyễn Tri Phương.Tại P.14, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 6.1 đến 5 giờ, ngày 7.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Ba Tháng Hai lề chẵn (đoạn từ Thành Thái đến hẻm 606) và hẻm liên quan; đường Thành Thái (từ Ba Tháng Hai đến hẻm 51 Thành Thái) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Ngọc Lộc (suốt tuyến) và hẻm liên quan; chung cư Rivera Park Sài Gòn. Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo thực hiện hỗ trợ đóng nước phục vụ thi công công trình phát triển mạng lưới cấp nước đường Hoàng Hoa Thám (từ đường Cộng Hòa đến cổng doanh trại quân đội, giáp sân bay) sẽ cúp nước tại một số khu vực thuộc P.13, Q.Tân Bình.Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Cộng Hòa (số chẵn, từ số 18E đến đường C12) và các hẻm nhánh; đường Hoàng Hoa Thám (từ Cộng Hòa đến cổng quân đội) và các hẻm nhánh; các đường Mai Lão Bạng, Thân Nhân Trung, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Hiến Lê, Cù Chính Lan, Văn Chung, Trần Văn Danh, Trần Văn Dư, Nguyễn Quang Bích, đường C1, C2, C3, C12, B3, Ngô Bệ, Lê Văn Huân, Nhất Chi Mai, Nguyễn Đức Thuận, Lê Tấn Quốc, Phan Văn Sửu và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Gia Định thông báo thực hiện khảo sát và sửa chữa khắc phục sự cố xì bể tuyến ống cấp nước, xảy ra nước yếu ở một số khu vực trên địa bàn 3 quận: Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Thời gian cúp nước, nước yếu từ 21 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ ngày 5.1.Khu vực nước yếu gồm P.1, Q.Gò Vấp; các phường: 5, 7, 11, 12, 13, 14, 26, 27, 28, Q.Bình Thạnh; các phường: 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17, Q.Phú Nhuận.
Chàng thanh niên gieo 'nhân trí tuệ'
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Volkswagen Teramont X có 5 chỗ ngồi, giá từ 1,998 tỉ đồng tại Việt Nam
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.